* Chơi chung với bạn:
Hãy khuyến khích trẻ chơi chung, làm việc cùng
người khác trong khi hướng đến mục đích chung. Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho
trẻ cách nhìn bao dung với những quan điểm khác nhau.
* Giải quyết bất đồng một cách thân thiện:
Bất đồng là không thể tránh khỏi trong cuộc
sống, đặc biệt là trong thế giới đầy cạnh tranh ngày nay. Cha mẹ nên khuyến
khích trẻ thở sâu, cân nhắc tất cả khía cạnh của vấn đề và đặt những câu hỏi
như “tại sao”, “nếu mà”. Bằng cách đó, trẻ sẽ tập trung vào vấn đề, chứ không
phải vào con người, và trẻ sẽ dễ dàng kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như tức
giận.
*Nói lên ý kiến của mình:
Hãy để trẻ biết rằng cha mẹ sẽ không phải lúc
nào cũng ở đó để bảo vệ chúng. Hãy khuyến khích trẻ lên tiếng vì bản thân, nói
ra những gì mình nghĩ một cách mạnh dạn, với thái độ tôn trọng. Khả năng lên
tiếng vì bản thân (hoặc vì người khác) để giao tiếp hiệu quả là một trong số
những kỹ năng giá trị nhất mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu trong thế giới hiện
đại. Bạn nên sớm dạy trẻ kỹ năng này.
* Biết xin lỗi khi sai và biết tha thứ khi người
khác làm sai
Trẻ nên biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng
tha thứ có thể làm lành những lỗi lầm tồi tệ nhất. Không phải xấu hổ khi xin sự
tha thứ hay khi tha thứ cho người khác. Ngược lại, tha thứ và xin được tha thứ
là dấu hiệu của lòng dũng cảm. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này và
bỏ qua những sai lầm, tổn thương mà người khác gây ra.
* Tử tế vô điều kiện và giúp đỡ những người kém
may mắn
Thể hiện lòng tốt vô điều kiện không chỉ là một
hành động ngọt ngào mà còn là cách dễ nhất để chạm vào cuộc sống. Hãy khuyến
khích trẻ thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác nếu có thể.
* Giữ thái độ tích cực và nhìn vào mặt lạc quan
của cuộc sống
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy ánh sáng
và cầu vồng, nhưng cũng không phải lúc nào cũng tối tăm, buồn chán. Cuộc sống
là sự hòa quyện giữa những trải nghiệm tốt và xấu. Nếu bạn tập trung vào mặt
tích cực của cuộc sống nhiều hơn mặt tiêu cực, cuộc sống sẽ không tệ chút nào.
Hãy khuyến khích trẻ giữ thái độ lạc quan, lan tỏa niềm vui từ những điều nhỏ
bé trong cuộc sống.
* Đánh răng gọn gàng
Trẻ cần biết cách làm sạch răng miệng từ khi
còn nhỏ. Hãy khuyến khích, thậm chí là khen thưởng khi trẻ có hành vi chăm sóc
sức khỏe tốt.
* Yêu thương vô điều kiện
Yêu
thương là đức hạnh lớn nhất trong số tất cả. Tất cả mọi thứ đều xoay quanh tình
yêu thương. Nếu không có tình yêu thương, mọi thứ sẽ sụp đổ. Hãy dạy trẻ yêu
thương chính mình, yêu thương người khác.
Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Kỹ năng
sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc
kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp
trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Giáo dục KNS một quá trình tác động sư phạm có mục
đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới
kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã
hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc
sống hàng ngày…
Đối với trẻ Mầm non, hiểu đơn giản KNS chính là những
thao tác hành động, nhận thức – tình cảm các con sử dụng hàng ngày để đáp ứng
nhu cầu bản thân và xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng sống cần thiết
cho trẻ mầm non.
Ngày càng nhiều phụ huynh
quan tâm đến việc học kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải
phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ
lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi mầm non, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Vậy những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
Nhiều người còn nhầm lẫn
giữa kỹ năng và hành động nên trong việc dạy con có được những hành động theo
yêu cầu của người lớn thì cho rằng trẻ đã có kỹ năng, điều đó hoàn toàn chưa
đúng. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, khi bạn cho trẻ đi chơi, bạn nhắc trẻ
con hãy bỏ rác vào thùng rác và trẻ thực hiện theo những gì bạn nói thì đó là
hành động. Phần lớn những trẻ ở lứa tuổi mầm non đều có những hành động đơn
giản diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…nhưng đó
nhiều khi vẫn là những hành động làm theo yêu cầu của người lớn và để những
hành động đó trở thành kỹ năng cho trẻ thì đòi hỏi phải có một quá trình. Khi
hành động đó trở thành kỹ năng chính là lúc trẻ nhìn thấy rác tự nhặt cho vào
thùng rác hoặc trẻ gặp người lớn tự chào hỏi… mà không cần người lớn phải nhắc
nhở nữa.
Dạy trẻ mầm non kỹ năng
sống không phải là ép trẻ phải làm những cái màngười lớn muốn mà là dạy
trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện chúng đúng cách. Chỉ như
vậy những kỹ năng của trẻ mới được hình thành và nó sẽ theo trẻ đến suốt cuộc
đời.
Chúng ta chỉ cần hiểu đơn
giản là việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm
non chính là việc đưa hành động vào ý thức, nếu làm được điều này
thì bố mẹ hay cô giáo đều có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách đơn giản.
Vậy làm thế nào để hành
động trở thành ý thức cho trẻ?
Nhiều phụ huynh cảm thấy
bực mình khi hàng ngày dạy con việc chào hỏi người lớn nhưng khi ra ngoài thì
con lại không bao giờ tự giác chào hỏi mà cứ đợi bố mẹ phải nhắc thì con mới
chào, thậm chí nhiều khi nhắc con cũng không chào. Như vậy trẻ chưa hình thành
ý thức trong việc chào hỏi. Việc dạy cho trẻ một hành động thì không phải khó,
ví dụ như việc nói cảm ơn, nhận biết nguy hiểm hay việc nhặt rác đúng chỗ…nhưng
làm sao để trẻ tự nhận thức được những việc đó và tự thực hiện thì là điều
không hề đơn giản chút nào.
Nhiều khi người lớn luôn
tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích
cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm
gương cho trẻ. Ví dụ rất đơn giản, chúng ta luôn nhắc nhở trẻ phải chào hỏi mọi
người nhưng chính nhiều phụ huynh lại không chào trẻ khi con chào mình, như vậy
sẽ khó có thể hình thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ.
Trong một tình huống nếu
đi công viên nhìn thấy rác thay vì sai trẻ nhặt rác bỏ vào thùng bố, mẹ nhặt
luôn rác và bỏ vào thùng sau đó có thể hỏi trẻ có biết tại sao bố, mẹ lại nhặt
rác và bỏ vào thùng rác không. Sau đó bố, mẹ phân tích cho con hiểu hành động
đó là để góp phần làm cho môi trường sạch sẽ. Khi đã hiểu được ý nghĩa của việc
làm có ích, những lần khác trẻ nhìn thấy rác sẽ tự động nhặt.
Ở lứa tuổi mầm non thì
việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng. Khi còn nhỏ trẻ được dạy về
những hành vi đẹp, cách ứng xử đẹp với môi trường và những người xung quanh… sẽ
giúp trẻ hoàn thiện nhân cách.
Vậy những kỹ năng sống
cần thiết cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
Trong cuộc sống hàng ngày
ở gia đình trẻ cần được học các kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, rửa
mặt, vệ sinh…Ngoài ra trẻ cần nhận biết được các nguy hiểm xung quanh mình như
những nguy hiểm từ lửa, điện, nước, người lạ…từ đó trẻ biết ứng phó với những
tình huống có thể xảy ra. Những kỹ năng về giao tiếp xã hội cũng rất cần thiết
với trẻ mầm non như những kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…và các tình huống
trong giao tiếp. Việc dạy các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hành trang cần thiết cho trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp 1,
giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý một cách nhẹ nhàng.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ
mầm non cần phải bắt nguồn từ gia đình vì trẻ học hỏi nhiều nhất từ chính
bố mẹ của mình. Phụ huynh phải là những tấm gương để trẻ noi theo.
Nguyễn Thị Quế