1. Kĩ thuật động não
Động não là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về
một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm. Các thành viên được cổ vũ
tham gia tích cực, không hạn chế các ý tưởng

Quy tắc của động não là không đánh giá và phê bình
trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
2.Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi người
học đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có
tác dụng trong việc rèn luyện về kĩ năng giao tiếp ứng xử của trẻ. Đóng vai còn
là phương pháp giúp trẻ thực hành , bày tỏ thái độ trong tình huống giả định
hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của trẻ
Khi sử dụng phương pháp đóng vai, người dạy học cần chú ý:
+ Ấn định thời gian( chuẩn bị , sắm vai, trao đổi sau khi đóng vai…)
+ Lựa chọn tình huống đóng vai( phù hợp với chủ đề hoạt động, phải là
tình huống mở, phù hợp với trẻ..)
+ Hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai, phỏng vấn người đóng vai.
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề bao gồm các bước cơ bản sau :
* Bước 1: Nhận biết vấn đề
* Bước 2: Tìm các phương án giải quyết
* Bước 3: quyết định phương án giải quyết
4. Phương pháp giao nhiệm vụ
Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo dục
. Giao nhiệm vụ là đặt trẻ vào vị trí buộc trẻ nhất định phải thực hiện
trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ sẽ giúp trẻ phát triển tính chủ động, sáng
tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của trẻ vì vậy muốn giao nhiệm vụ có
kết quả tốt thì giáo viên cần hình dung được những việc phải làm gợi ý và yêu
cầu trẻ phải hoàn thành . Khi giao nhiệm vụ cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc
điểm, lứa tuổi và khả năng của từng trẻ, không yêu cầu quá ức gây hoang mang lo
lắng.
5. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác
nhau như làm quen, cung cấp kiến thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng
và củng cố những tri thức đã học.

Phương pháp trò chơi có những thuận lợi như: phát
huy tính sáng tạo; hấ dẫn; và gây hứng thú cho người học ; giúp cho người học
dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực
khác nhau; tạo bầu không khí thân thiện;; tạo cho người học có tác phong nhanh
nhẹn.
Ngay từ khi ra đời trò chơi đã có nhiều chức năng như
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng giao tiếp
+ Chức năng văn hóa
+ Chức năng giải trí
Những chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi:
Lựa chọn trò
chơi phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động
Cần chú ý tới
yếu tố thời gian
Chú ý tới điều
kiện cơ sở vật chất
Người chủ trò
phải có khả năng lôi cuốn được những người khác
Trò chơi phải
đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục
Là trò chơi tập
thể
Giáo viên nên:
Nên tin tưởng
vào trẻ và năng lực của trẻ
Kiên nhẫn và
có kĩ năng lắng nghe tốt
Tôn trọng ý
kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến cảu mình
Có kinh nghiệm
sống và biết suy xét
Biết sử dụng
các phương pháp giáo dục chủ động. Linh động trong việc sủ dụng các kĩ thuật
điều động nhóm, không bám sát vào một quy trình định sẵn
Có khả năng
tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau
Có kiến thức
về tâm lý của trẻ
Nguyễn Thị Linh- Sưu tầm