1. Chế độ dinh dưỡng như
thế nào là hợp lý?
Một chế độ dinh dưỡng được xem là hợp lý khi đảm bảo yếu tố cân
bằng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể: carbohydrate, axit béo thiết yếu, amino
axit thiết yếu,
khoáng chất, vitamin và nước.
Để có được một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bé,
các bậc cha mẹ cần lưu ý các yếu tố:
Một chế độ dinh dưỡng hợp
lý cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất
1.1. Ăn
theo nhu cầu của cơ thể
Độ tuổi, thể trạng, giới tính, mức độ hoạt động thể lực là những
yếu tố chi phối đến nhu cầu dinh dưỡng của từng cá nhân. Khi có được khẩu phần
ăn cân đối và phù hợp thì cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng
để phát triển, hoạt động, vui chơi và duy trì sự sống.
1.2. Ăn
đầy đủ 4 nhóm và đa dạng thực phẩm
Có 4 nhóm chất cơ bản gồm: đạm, bột, muối khoáng và vitamin,
chất béo. Tuy nhiên, cả 4 nhóm này không có mặt đầy đủ ở bất cứ một loại thực
phẩm nào. Vì thế, chế độ ăn được xem là hợp lý khi có sự phối hợp đầy đủ các
nhóm dưỡng chất và đa dạng thực phẩm.
1.3.
Kết hợp mỡ động vật và dầu thực vật sao cho hợp lý
Lạc, vừng là nhóm chất béo thực vật giàu đạm, ít
cholesterol, nhiều axit béo không no, giàu vitamin B. Nếu kết hợp nhóm chất béo
này cùng với mỡ động vật, bơ sẽ tạo nên sự cân đối về hàm lượng chất béo cho
bữa ăn của trẻ.
1.4.
Kết hợp đạm động vật và đạm thực vật
Nguồn đạm động vật như cua, tôm, cá, trứng, sữa, thịt,... và
thực vật như: các loại đậu khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng
hợp lý cho trẻ. Các loại đỗ không có hoặc chứa ít cholesterol nhưng giàu đạm
trong khi đạm động vật là giàu axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Kết hợp hai nguồn này với tỷ lệ cân đối sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
1.5. Ăn
ít đường
Khả năng hấp thụ đường của cơ thể nhanh và đường đi thẳng vào
máu, rất tốt cho hạ đường huyết. Tuy nhiên, dù đối với người lớn hay trẻ nhỏ thì
chế độ ăn nhiều đường đều tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
1.6.
Tăng cường trái cây và rau xanh
Đây là nguồn cung cấp vitamin đa dạng cho cơ thể, có tác dụng
kích thích tiết dịch tiêu hóa, đào thải chất độc, ngừa táo bón rất tốt đối
với hệ tiêu hóa của trẻ.
Ưu tiên lựa chọn các loại
thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho bữa ăn hàng
ngày của trẻ
1.7.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Khi lựa chọn, chế biến món ăn để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp
lý cho trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần ưu
tiên chọn thực phẩm không chứa chất bảo quản, có độ tươi sạch, không chứa hóa
chất độc hại, không tiềm ẩn các mầm bệnh gây hại cho đường tiêu hóa.
1.8.
Uống đủ nước sạch
Đối với trẻ nhỏ, lượng nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể.
Chế độ ăn uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày (1 - 1.5 lít nước uống) rất cần để đảm
bảo các hoạt động sống của trẻ.
1.9. Ưu
tiên sữa mẹ
Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng tối ưu đối với trẻ,
nhất là trẻ sơ sinh. Vì thế, ngay sau khi chào đời, trẻ cần được bú
sữa mẹ càng sớm càng tốt. Điều này vừa kích thích tăng tiết sữa mẹ vừa giúp trẻ
sớm nhận được nguồn sữa non giàu vitamin A và kháng thể để tăng đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sau đó tiếp tục dùng sữa mẹ
đến 2 tuổi kết hợp với chế độ ăn hợp lý.
2. Cách
xây dựng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ theo từng độ tuổi
2.1. Độ
tuổi sơ sinh
Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện và trải
qua nhiều chế độ sinh dưỡng khác nhau:
- 0 - 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ là sữa
mẹ. Trẻ nên được cho bú mẹ hoàn toàn, trường hợp mẹ không đủ sữa có thể kết hợp
đan xen sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ uống thêm bất cứ dạng
chất lỏng nào khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Về hàm lượng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở độ tuổi 0 - 6 tháng mẹ
nên lưu ý:
+ Dưới 1 tháng tuổi: những giờ đầu sau sinh, nên để trẻ bú
20ml/cữ x 2 giờ/cữ. Các ngày sau xem lượng bú của trẻ có thể tăng 30 ml
thêm cho mỗi cữ. Các tuần sau bú theo nhu cầu trẻ ước tính số ml sữa/cữ = 100 -
150 ml sữa x kg (cân nặng trẻ) /24 giờ/số cữ bú.
+ 2 - 4 tháng tuổi: cho bé bú theo nhu cầu, trung bình khoảng 60
- 120ml/cữ bú.
+ 4 - 6 tháng tuổi: đây là mốc trẻ có thể bắt đầu ăn dặm nhưng
sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Việc ăn dặm vừa giúp trẻ được bổ sung thêm
dinh dưỡng vừa làm quen với hương vị của thực phẩm nhưng chỉ nên duy trì 1
bữa/ngày để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
2.2. Độ
tuổi 6 - 12 tháng
Giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn dạng
thực ăn lỏng, đã được nghiền nát và nấu chín kỹ. Lượng ăn trong giai đoạn này
nên khởi đầu từ từng thìa nhỏ sau đó mới tăng dần lên theo nhu cầu của từng bé.
Thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc
thực vật khác: rau (khoai tây, đậu xanh, cà rốt và đậu Hà Lan) đều là những lựa
chọn tốt, chúng nên được nấu chín kỹ và nghiền, trái cây (chẳng hạn như chuối
nghiền, bơ, đào, hoặc táo). Các loại thịt , cá, tôm, ...nên được giới thiệu cho
trẻ ăn dần.
Từ 8 - 12 tháng tuổi, để cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, mẹ
nên giảm tần suất dùng sữa mẹ xuống còn 3 - 4 lần/ngày và bổ sung thêm nhiều
loại thức ăn giàu đạm cho trẻ. Ban đầu, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm
với lượng nhỏ để làm quen, trẻ nên ăn đa dạng, nếu mẹ có thời gian chế biến có
thể mỗi bữa 1 loại cũng ko sao.
Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với 2 bữa cháo, tăng độ thô và đạm
trong mỗi khẩu phần. Đảm bảo đủ 4 nhóm. Có thể giảm cữ sữa xuống 3 - 4 cữ/ngày
và vẫn đảm bảo đủ lượng sữa tối thiểu là 500 ml/ngày.
2.3. Độ
tuổi 1 - 2
Bắt đầu từ thời điểm 1 tuổi, trẻ có thể tăng số bữa ăn dặm và
giảm cữ sữa. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cha mẹ cần cho con có
chế độ ăn đa dạng để giúp trẻ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Trẻ vẫn
cần trẻ bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên chuyển đổi khẩu phần
tức ăn là chính và sữa là để hỗ trợ.
Bữa ăn dặm của trẻ cần đa
dạng thực phẩm và chế biến với độ thô phù hợp
2.4. Độ
tuổi 2 - 5
Thời điểm này, trẻ đã bắt đầu làm chủ được bữa ăn. Cơ thể trẻ
cũng ngày càng phát triển nhanh chóng. Vì thế, cha mẹ cần chú ý đảm bảo dinh
dưỡng hợp lý với sự cân bằng của các nhóm dưỡng chất:
- Chất đạm: ưu tiên các loại thịt gà, thịt lợn, thịt bò, phô
mai, trứng với tần suất tối thiểu 2 ngày/tuần. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 như
cá chép, cá hồi, cá thu,.. nên tiêu thụ 80 - 100g/ngày.
- Thực phẩm lợi khuẩn: nên bổ sung thêm sữa chua lên men tự nhiên
2 - 3 ngày/tuần vào bữa ăn của trẻ.
- Trái cây, rau xanh: đa dạng các loại trái cây và rau xanh để
kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung vitamin giúp
tăng đề kháng cho trẻ.
Dù ở độ tuổi nào thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ luôn
là cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Nếu cha mẹ chưa
có kinh nghiệm trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì có thể đưa con
đến khám bác sĩ dinh dưỡng uy tín để có được tư vấn tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám dinh dưỡng cho trẻ có thể đến trực
tiếp Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc quý khách cũng có thể kiểm
tra vi chất cho trẻ bằng cách liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy
mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, an toàn.