Như chúng ta đã biết, thời tiết rét và ẩm, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là đối với trẻ em. Với kiểu thời tiết như vậy, chúng ta có thể rất dễ mắc bệnh. Một trong các bệnh hay gặp vào mùa đông xuân chính là bệnh sởi. Hiện tại tại tỉnh ta chưa có ca tử vong nào do sởi song không vì thế mà chúng ta chủ quan với công tác phòng chống dịch bệnh.
1.Nguyên nhân mắc sởi
Sởi là do tình trạng nhiễm vi rút Rubela. Đây là
loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông
thường, ánh sáng mặt trời…Virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối
thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường
gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát
ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề. Khi ai đó mang vi rút này hắt hơi, ho, những giọt
nước li ti chứa vi rút sẽ lan toả. Vi rút trong các giọt nước bọt, dịch tiết
của cơ thể này có thể tồn tại tới 2 tiếng ngoài không khí. Một đứa trẻ hay
người lớn hít phải những giọt nước chứa vi rút này đều có thể bị nhiễm bệnh.
2. Đường lây:
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua
đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc
bệnh nhiều.
3. Triệu chứng của bệnh sởi:
a. Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
b. Thời kì khởi phát
Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC -40oC, nhức đầu, mệt
mỏi …
Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ
ánh sáng.
Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có
khi có ít đờm.
Tiêu hoá: Nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.
Có hạt nội ban: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi
lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
c. Thời kì toàn phát:
Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm
và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
Phát ban với đặc điểm:
Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn
hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào
tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai,
sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
Ban sởi tồn tại hai đến ba có thể tới 5 ngày rồi
lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo.
Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
4. Biến chứng:
Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ
thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh
truyền nhiễm khác.
Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh
quản, viêm tai giữa.
Thần kinh: Viêm não sau sởi.
Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi;
vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng
làm cho trẻ ăn khó khăn.
Chảy mủ mắt. Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do
thiếu vitamin A.
5. Phòng bệnh:
Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một
tuổi.
Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.
6. Giảm
thiểu nguy cơ mắc bệnh khi có dịch như thế nào?
Nếu chưa tiêm phòng mà sống trong vùng dịch thì
phản ứng của cơ thể đối với vi rút sẽ phụ thuộc nhiều vào tuổi tác:
Nếu dưới 6 tháng tuổi và
người mẹ đã từng bị sởi thì kháng thể từ mẹ sẽ truyền cho bé ngay từ trong bụng
mẹ và bản thân trẻ đã có khả năng miễn dịch đối với bệnh này.
Nếu trên 6 tháng tuổi và đã từng tiếp xúc
với vi rút sởi thì sẽ được tiêm vắc xin sởi để ngăn ngừa sự phát bệnh.
7. Có
cách nào bảo vệ trẻ trước dịch sởi?
Khi trẻ được khoảng 13 tháng tuổi, bé sẽ được
tiêm phòng sởi với hiệu quả bảo vệ lên tới 90 - 95%. Một liều nhắc lại khi trẻ
trong độ tuổi 3 - 5 sẽ tăng hiệu quả bảo vệ lên tới 99%.
8. Vắc
xin phòng sởi chính là các vi rút sởi được làm mất độc lực?
Các vi rút này được đưa vào cơ thể sẽ kích thích
hệ miễn dịch sản xuất kháng thể, đủ sức "chiến đấu" khi gặp các vi
rút mạnh hơn.