Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng
gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Đường lây truyền bệnh Đậu mùa khỉ
·
Tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể
(dịch mủ hoặc máu từ vết thương).
·
Giọt bắn đường hô hấp
·
Tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm
bệnh (chăn ga gối đệm, khăn mặt, quần áo,…)
·
Lây truyền từ mẹ sang con
·
Quan hệ tình dục
Các thể lâm sàng đậu mùa khỉ
- Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus đậu
mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào.
- Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4
tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
- Thể nặng: Thường gặp trên nhóm đối tượng nguy
cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy
giảm miễn dịch…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
- Nhiễm khuẩn da: Người bệnh có sốt kéo dài, dịch
nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.
- Viêm phổi: Người bệnh có các triệu chứng như
ho, tức ngực, khó thở.
- Viêm não: Ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn
mê.
- Nhiễm khuẩn huyết: Sốt kéo dài, tổn thương các
cơ quan phủ tạng.
Phòng ngừa
và điều trị bệnh đậu mùa khỉ
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật
có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là ở các khu vực có xuất hiện bệnh (kể cả động vật
sống lẫn chết).
- Chỉ ăn các loài động vật có nguồn gốc rõ ràng
và tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi.
- Không tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi
nhiễm bệnh, kể cả các vật dụng hằng ngày của người bệnh cũng không tiếp xúc.
- Cách ly nhanh chóng người bệnh và người nghi
ngờ bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn,
Có thể tiêm vaccine phòng đậu mùa để hạn chế tối
đa khả năng mắc bệnh. Theo nghiên cứu, vaccine đậu mùa có thể hạn chế 85% mắc
bệnh đậu mùa khỉ.
Tân Thủy, ngày 01 tháng 10 năm 2024
Nhân viên y tế
Nguyễn
Thị Thiêm