
(Phát
triển trí tuệ cho trẻ 3-5 tuổi bằng cách giao tiếp với trẻ đúng cách)
Trẻ giai
đoạn 3-5 tuổi bắt đầu thể hiện tính tò mò của bé qua hàng trăm câu hỏi dành cho
bố mẹ. Những câu hỏi của trẻ thông thường được bắt đầu từ cụm từ “Tại sao”.
Vì còn nhỏ, trẻ chưa phát
triển trí tuệ toàn diện nên ban đầu
trẻ thường hỏi bố mẹ bằng những câu hỏi dài ngoằng, không đúng trọng tâm. “Chỉ
là vì con chưa hiểu biết nhiều thôi mà”. Dần dà những câu hỏi của con trở nên
ngắn gọn và súc tích hơn nhiều.
Khi trẻ hỏi bạn nên giải thích cho trẻ biết. Nhưng không phải là
giải thích theo kiểu dài dòng, cao siêu, bởi nếu dài quá trẻ sẽ không chú ý câu
nói của bạn nữa mà làm lơ bạn và nhìn những sự vật khác. Vì vậy bạn hãy trả lời
một cách thật ngắn gọn theo kiểu: “Vì như thế sẽ tốt cho con”, “Vì nhờ vậy mà
con không bị đau”,…Những câu nói như thế này sẽ tác động đến trẻ hiệu quả hơn
rất nhiều.
Nếu bạn gặp một câu hỏi vô cùng khó khăn từ trẻ như “Vì sao mặt
trời lại chiếu sáng hả mẹ”, hay “Vì sao con chó nhà mình không chịu nói chuyện
với con”,…thì bạn sẽ làm thế nào? Cách tốt nhất hãy nói với trẻ “Mẹ không biết
rõ, hãy để mẹ mua sách về mặt trời, con chó để mẹ và con cùng tìm hiểu nhé”.
Như vậy bạn vừa thỏa mãn câu hỏi của con lại có thể kích thích trí tò mò, phát
triển trí tuệ cho trẻ tốt hơn.
Một điều cần lưu đặc biệt lưu ý đó là dù bạn có bận tới mức nào
cũng nên dành thời gian quan tâm và giải thích cho con hiểu những vấn đề bé
thắc mắc. Hãy xem những câu hỏi của trẻ là tốt và nghiêm túc trả lời. Như vậy,
bạn vừa giúp phát
triển trí tuệ cho trẻ lại vừa cho con
cảm nhận bé luôn được tôn trọng.
Khi một đứa trẻ 3 tuổi phải đối mặt với những thách thức của
việc học hỏi một cách cụ thể, bố mẹ sẽ nhận ra được lý do trẻ chỉ thường chỉ
quan tâm giải quyết đơn lẻ một vấn đề. Trẻ vẫn chưa thể xem xét một vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau và trẻ vẫn chưa thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy
sinh cùng 1 lúc. Ví dụ, nếu như bố mẹ lấy 2 cái ly cùng thể tích, một cái lùn
nhưng rộng hơn, cái còn lại cao nhưng hẹp hơn, bố mẹ đổ cùng 1 lượng nước như
nhau vào 2 ly, khi trẻ nhìn vào, trẻ sẽ cho rằng cái ly cao đựng nhiều nước hơn
vì mực nước của nó cao hơn. Thậm chí dù cho bố mẹ có giải thích và cho trẻ theo
dõi quá trình bố mẹ lấy cùng 1 lượng nước như nhau để đổ vào ly, thì trẻ vẫn sẽ
không thay đổi suy nghĩ của mình.
Theo lý luận của trẻ ở độ tuổi này thì cái ly cao “to hơn” bơi
vì lượng nước đựng trong đó cao hơn cái ly thấp. Cho tới khi trẻ được khoảng 7
tuổi thì lúc đó trẻ mới có thể hiểu được rằng lúc đó mình chỉ đánh giá vấn đề ở
một khía cạnh về chiều cao, mà không xét đến chiều rộng, chính do vậy mới dẫn đến
kết luận sai lầm.
Lúc được khoảng 3 tuổi, định nghĩa về thời gian của trẻ ngày
càng rõ ràng hơn. Lúc này, trẻ đã có thể hiểu được thói quen và những việc hằng
ngày mình phải làm, mặt khác cũng tò mò tìm hiểu những việc hằng ngày của người
khác. Ví dụ như trẻ có thể háo hức chờ chú đưa thư tới nhà mỗi ngày nhưng lại
cảm thấy khó hiểu khi rác chỉ được dọn 1 ngày trong tuần. Trẻ lúc này cũng có
hiểu được có vài ngày đặc biệt trong tuần như sinh nhật hay ngày lễ, chúng
thường diễn ra mỗi 1 lần trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, thậm chí khi
trẻ có thể nói cho bạn biết chính xác hiện tại trẻ bao nhiêu tuổi thì lúc này
trẻ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa thực sự về độ dài của một năm.
Khi trẻ tròn 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được tìm hiểu những khái
niệm cơ bản. Những điều này sẽ còn được nhắc lại và dạy chi tiết hơn khi trẻ
đến trường. Ví dụ, lúc này trẻ đã biết được một ngày sẽ được chia ra làm 3 buổi
chính: sáng, trưa và chiều tối, bên cạnh đó còn hiểu được mỗi năm có các mùa
khác nhau. Vào thời điểm trẻ được 5 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ sẽ
nhận biết được vài ngày trong tuần và biết rằng một ngày thì được tính bằng giờ
và phút. Trẻ lúc này còn được tiếp xúc với việc học đếm, học bảng chữ cái, kích
thước (to, nhỏ,…) và tên của các loại hình học (vuông, tròn,…)

(Giúp trẻ phát triển trí tuệ qua các trò chơi)
Lời khuyên giúp phát
triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi:
– Đưa trẻ đi dạo nhiều hơn, đi chơi và thăm quan nhiều hơn như
cho trẻ đến vườn bách thú, viện bảo tàng, khu vui chơi,…để trẻ được giao lưu
với nhiều bạn bè và mở rộng vốn kiến thức về thế giới của trẻ.
– Khuyến khích trẻ thể hiện tài năng của trẻ và luôn tạo môi
trường để con có thể phát huy hết khả năng đó. Ví dụ: trẻ thích vẽ tranh thì
ngoài việc mua giấy bút cho trẻ tập vẽ, bạn cũng nên đưa trẻ đến các khu triển
lãm tranh ảnh để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ và phát
triển trí tuệ của trẻ.
Nếu ở độ tuổi này bạn có thể giúp trẻ phát hiện được khả năng
của trẻ thì việc đến trường sẽ luôn là điều mới lạ, thú vị với trẻ mà trẻ không
phải lo sợ mỗi lần tới trường.
– Càng lớn trẻ càng đặt ra nhiều câu hỏi khó với bạn hơn, hãy
luôn để trẻ thấy bạn đã nỗ lực hết sức để trả lời câu hỏi của trẻ. Đừng trả lời
hết cũng đừng trả lời quá chi tiết mà hãy để lại một phần nào đó để trẻ thấy
thắc mắc và phải tìm hiểu bằng được. Đó chính là cách để bạn kích thích trí tuệ
cho trẻ.
– Hãy mua và cho trẻ đọc thật nhiều những cuốn sách hay. Trong
gia đoạn này 2 cuốn sách bạn nên cho trẻ đọc nhiều chính là về tình yêu thương
gia đình và sách về khoa học.
Ở
trên là những gợi ý giúp bạn nuôi dạy con thông minh hơn và giúp con bạn phát
triển trí tuệ tốt nhất. Chúc bạn thành công!